hanabi243

Cách xử lý trường hợp mất khả năng trả nợ khi vay thế chấp sổ đỏ?


Hầu hết ai đi vay tiền thế chấp sổ đỏ ngân hàng đều muốn trả nợ đúng hạn. Nhưng không phải lúc nào kế hoạch tài chính của bạn như mong đợi. Việc không có khả năng trả nợ khi đến thời hạn hợp đồng tín dụng quy định hoàn toàn có thể xảy ra. Đây là điều không ai mong đợi bắt buộc phải trả nợ chậm, thậm chí nhiều khách hàng không còn khả năng trả nợ.

Vậy cùng tìm hiểu các cách xử lý các trường hợp trả nợ chậm hoặc không còn khả năng trả nợ của ngân hàng để có phương án dự phòng cho bản thân nhé.

Một số "phiền phức" khi bạn không kịp trả nợ trong thời gian quy định.

Đầu tiên, bạn sẽ bị ngân hàng thúc dục đòi nợ, nhiều ngân hàng còn gửi thông báo khoản nợ quá hạn đến cơ quan, người thân, chính quyền địa phương,.. việc này rất phiền và khiến chúng ta xấu hổ.

Thứ hai, bạn sẽ bị ngân hàng tính phí phạt. Thường lãi suất phạt trả lãi là 150% lãi vay thông thường. Nếu bạn vay khoản vay nhỏ thì số tiền này không đáng kể. Nhưng nếu bạn làm ăn kinh doanh, số tiền vay vốn ngân hàng lớn thì chi phí lãi phạt khi trả trễ rất cao kéo theo nhiều hệ lụy.

Thứ ba, bạn sẽ bị ngân hàng đẩy nhóm nợ, khiến lịch sử tín dụng của bạn xấu đi, khó có thể làm hồ sơ vay the chap
sổ đỏ vay vốn ngân hàng suôn sẻ trong tương lai. Thông thường, nếu quá hạn 10 ngày sẽ thành nợ nhóm 2 và quá 90 ngày sẽ thành nợ xấu.

Khoản vay thế chấp sổ đỏ nếu quá hạn sẽ được xử lý như thế nào?



Sau bao nhiêu lâu ngân hàng sẽ thực hiện các biện pháp để “siết nợ”

Khi các khoản nợ quá hạn theo quy định trong hợp đồng tín dụng, bạn sẽ bị xếp vào nhóm nợ khó đòi và các ngân hàng sẽ tìm biện pháp để xử lý. Thường có hai biện pháp giải quyết được áp dụng trong trường hợp này là biện pháp khai thác và biện pháp thanh lý tài sản thế chấp. Tuy nhiên, trong thực tế, còn tùy thuộc vào từng ngân hàng, xem xét đến thái độ và sự cố gắng trả nợ của khách hàng để giải quyết. Vì vậy, khó có thể chắc chắn được thời gian ngân hàng sẽ "siết nợ" vì còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

Tài sản thế chấp (Sổ đỏ) bạn thế chấp được xử lý như thế nào?

Các ngân hàng sẽ linh động để áp dụng các cách xử lý. Tuy nhiên, vào bước đường cùng thì hai cách sau sẽ được áp dụng.

Biện pháp khai thác

Biện pháp này được nhiều ngân hàng lựa chọn áp dụng cho các trường hợp khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi. Thực ra, khi áp dụng phương pháp này, ngân hàng đang tạo điều kiện để bạn có thời gian khắc phục xử lý khó khăn, vực dậy, làm ăn có hiệu quả để thanh toán cho ngân hàng nhanh nhất. Tất nhiên khi áp dụng biện pháp này, yêu cầu bạn phải có trách nhiệm cao, có phương án thích hợp để trả nợ có ngân hàng.

Các bước thực hiện của biện pháp khai thác như sau:

➥ Hướng dẫn người
vay thế chấp thủ tục đơn giản trên nhiều khía cạnh khác nhau làm sao để tác động đến khả năng tạo và thu được lợi nhuận. Thường ngân hàng sẽ điều chỉnh hợp đồng vay, gia hạn nợ, cho vay thêm vốn, giảm quy mô hoàn trả trước mắt giúp khách hàng tái đầu tư, thu hồi vốn.
➥ Nếu các nguyên nhân trả trễ, mất khả năng trả nợ do các rủi ro thiên tai như hỏa hoạn, bão lũ,... khiến khách hàng không có cách nào thanh toán đủ hoặc đúng hạn. Thì cách ngân hàng sẽ gia hạn khoản nợ, điều chỉnh hợp đồng tín dụng sang vay trung hạn, yêu cầu khách hàng bổ sung thêm tài sản thế chấp để ngân hàng tăng thời hạn vay.

Điểm đáng lưu ý của biện pháp này là tài sản cầm cố thế chấp phải là sở hữu của khách hàng để có cơ sở thanh lý tài sản khi khách hàng hoàn toàn không thể trả nợ.



Tài sản cầm cố sẽ được xử lý ra sao khi bạn mất khả năng trả nợ

Biện pháp thanh lý tài sản thế chấp

Trường hợp ngân hàng thấy rằng biện pháp khai thác không thể thu hồi được nợ, thì biện pháp thanh lý là biện pháp cuối cùng nhằm thu được khoản nợ "khó đòi" từ khách hàng. Thanh lý tài sản cầm cố sẽ được thực hiện khi người đi vay không sẵn lòng thanh toán khoản nợ, trốn tránh trách nhiệm, lừa đảo, hoặc tình tình tài chính không thể cứu vãn được nữa.

Đối với các khoản Vay có thế chấp sổ có giấy tờ hợp pháp, ngân hàng sẽ phát mại theo quy định của pháp luật Việt Nam để thu hồi và chuyển qua trung tâm bán đấu giá, hay xiết nợ đưa vào sử dụng, hoặc cũng có thể đem góp liên doanh,...

Trên thực tế, nhiều khách hàng đã gian dối trong việc khai báo giá trị của tài sản đảm bảo mà ngân hàng không phát hiện. Hay xảy ra nhất chính là tình trạng một tài sản thế chấp ở nhiều ngân hàng khác nhau. Vậy ngân hàng vẫn có quyền phát mại tài sản nhưng phải chờ quyết định phân chia số tiền mà ngân hàng được nhận từ cơ quan có thẩm quyền. Vì vậy,
Thủ tục thế chấp nhà vay tiền ngân hàng bị đình trệ và không được chấp nhận.

Có thể nói rằng, khi bạn mất khả năng trả nợ khi vay tiền thế chấp sổ đỏ tại ngân hàng thì ngân hàng sẽ áp dụng biện pháp thứ hai là thanh lý tài sản cầm cố khi thấy hy vọng trả nợ của bạn bằng 0, tài sản đang nói ở đây là sổ đỏ (quyền sử dụng đất). Ngân hàng sẽ phát mại đấu giá, thanh lý tài sản có bạn để trả nợ.

Vì vậy, trước khi quyết định vay, ngoài phương án trả nợ thông thường, bạn nên có thêm một quỹ dự phòng rủi ro để tránh các hệ lụy không đáng có khi mất khả năng trả nợ nhé. Vừa mất nhà cửa, đất đai, vừa bị liệt vào nhóm nợ xấu, nợ khó đòi và bị từ chối mọi hồ sơ Vay thế chấp sổ đỏ cá nhân cũng như vay tín chấp trong tương lai.
Birthday
Dec 21, 1997 (Age: 26)
Top